Nhiều khách hàng thường hiểu lầm hàng Nhật nội địa là phải gắn mác “Made in Japan”. Thực hư việc gắn mác “Made in” này là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Cụm từ “Made in” là gì?
Bạn có biết hầu hết 80% hàng hóa được bày bán và sử dụng ở Nhật là: Made in China, Made in Philippines hoặc 1 số nước Châu Á khác (trong đó có Việt Nam). Chỉ 15-20% còn lại là sản phẩm: Made in Japan. Không chỉ riêng các sản phẩm của Nhật mà các sản phẩm của Hàn Quốc, Mỹ hoặc 1 số nước Châu Âu có mác "Made in China" là điều hết sức bình thường.
Cụm từ Made in ....được hiểu hàng hóa đó được sản xuất tại nước nào (Khâu hoàn thiện cuối cùng) thì phải ghi tên nước đó. Các nhãn hàng lớn trên thế giới như Panasonic, Daikin, Sharp Adidas, Nike, Beurer, Bosch, iPhone, Samsung, Uniqlo... và rất nhiều hãng lớn trên thế giới đã có nhà máy của mình ở các nước thứ 3 và phần lớn là tại Trung Quốc. Dễ hiểu khi mà Samsung hiện đang có hơn 4 nhà máy tại nước ta.
Trước hết chúng ta cân phải hiểu "Hàng nội địa Nhật" là hàng hóa được tiêu thụ trong lãnh thổ Nhật (Chứ không phải hàng hóa được sản xuất tại Nhật hay còn gọi là Made in Japan). Hàng nội địa Nhật: Có thể được sản xuất tại Nhật (Made in Japan) hoặc Trung Quốc (Made in China) hoặc Việt Nam (Made in Việt Nam) hoặc Thái Lan (Made in Thailand) nhưng các hàng hóa này cơ bản chỉ được xuất khẩu về Nhật, phục vụ nhu cầu cho người Nhật, được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng tại Nhật.
Vậy nguyên nhân là gì?
Như chúng ta đã biết chi phí cho nhân công ở Nhật rất cao. Để cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi các công ty, tập đoàn phải lựa chọn cho mình 1 phương án tối ưu nhất với chi phí thấp nhất. Để đảm bảo sản phẩm vẫn đạt chất lượng cao mà giá cả lại cạnh tranh thì chi phí cho nguồn nhân công phải rẻ. Trong đó Trung Quốc là nước được lựa chọn đầu tiên bởi nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới, hầu hết các thương hiệu lớn của Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản đều có nhà máy sản xuất, thuê nhân công và nộp thuế tại đây.
Tuy nhiên cái mà bạn đang hoang mang bởi “ Made in China “ nguyên nhân chính là do tình trạng hàng nhái, hàng giả khi bạn mua phải những sản phẩm từ những nguồn hàng không đáng tin cậy mà đa phần đều là hàng nhập từ Trung Quốc, tin tức của báo chí về những tác hại của sản phẩm Trung Quốc kém chất lượng lại càng làm cho người tiêu dùng có cái nhìn không thiện cảm đối với những sản phẩm “Made in China”.
Nhưng sự thật là: Nếu bạn mua sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản có chữ made in China sẽ khác hoàn toàn với sản phẩm do Việt Nam nhập khẩu made in China. Bạn sẽ thấy từ hộp, bao bì sản phẩm đến đặc điểm của sản phẩm, thông số chữ in trên sản phẩm sẽ khác hoàn toàn nhau, chưa kể đến chất lượng sản phẩm khi bạn tiêu dùng. Sản phẩm nhập khẩu Nhật Bản dù là rất nhỏ nhưng thường sẽ có hộp, sách hướng dẫn, phiếu bảo hành ghi bằng chữ Nhật. Người tiêu dùng thông thái sẽ nhận ra đâu là hàng fake và đâu là hàng chính hãng (nhưng được sản xuất ở nước thứ 3).
Liệu hàng hóa nội địa Nhật có dòng chữ Made in China có chất lượng?
Câu trả lời là có và chúng không hề thua kém những mặt hàng do chính Nhật sản xuất.
Nhật Bản được đánh giá là 1 trong những thị trường vô cùng khó tính và khắt khe về các chuẩn yêu cầu. Để 1 sản phẩm có thể xuất sang Nhật Bản đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế, yêu cầu về nguyên vật liệu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, và trong rất nhiều trường hợp các Công ty Nhật cung cấp luôn cả nguyên vật liệu, vấn đề còn lại chỉ là gia công. Tất cả sản phẩm sau khi được sản xuất đều phải qua kiểm duyệt kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn khắt khe mà Nhật Bản yêu cầu thì mới được nhập khẩu và bày bán trên thị trường bởi vì chỉ cần sơ suất nhỏ trong khâu kiểm nghiệm, giám định, sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại và bị người tiêu dùng ở Nhật Bản tẩy chai hoặc thưa kiện là Công ty đó sẽ bị thiệt hại rất lớn về kinh tế, danh tiếng, thậm chí có thể là bị phá sản.
Chính bởi sự " khó tính " của thị trường Nhật như vậy mà tạo nên 1 thương hiệu hàng nội địa Nhật. Sản phẩm sẽ được trải qua các quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu có bất kỳ sơ suất nhỏ nào ảnh hưởng đến chất lượng và gây thiệt hại cho người dùng sẽ bị loại bỏ.
Vậy thế nếu mua hàng Mỹ, Nhật hay Đức nhưng lại "Made in China" hay "Made in Vietnam" thì bạn không cần phải quá lo lắng về chất lượng của sản phẩm nhé.
Konni Shop tự hào là đơn vị bán các mặt hàng nội địa Nhật uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm mua hàng và sử dụng nhé.